Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh khép lại với cái kết:
Sơn thần cưới được mỵ nương Ngọc Hoa, con gái Hùng Duệ Vương và rước nàng về núi Tản Viên, từ đó sống một cuộc đời hạnh phúc, chung tay cai quản vùng đất phía nam hồ Động Đình, giúp muôn dân trị thủy trồng lúa nước, nhà nhà no ấm, ngày ngày hát ca nhảy múa.
Phe chiến bại -chúa biển- vẫn không cam lòng, hằng năm đến cuối tháng bảy lại dâng nước và mang các loài thủy quái đến giao chiến hòng đòi lại món nợ năm xưa, song lần nào cũng bị đánh lui mà hậm hực trở về chốn biển sâu Đông Hải.
Mười sáu năm sau.
Kết tinh từ mối tình sơn cước lãng mạn, cô gái Wanthong, tục gọi mỵ nương Ngọc Khiết, có một niềm say mê đặc biệt với những câu chuyện tình yêu dân gian, như chuyện tình của cha mẹ nàng.
Phát xuất từ động lực đó, nàng đi khắp nơi từ Siam, đến Ô Qua, Khương, Ai Lao, vào cả lãnh thổ Hiên Viên quốc, sưu tầm các câu chuyện dân gian.
Có một lần, nàng từ chỗ sư thầy Khun Phaen tìm được một dị bản Sơn Tinh Thủy Tinh diễn tấu bằng hình thức hát kể, khác với các phiên bản trống đồng Đông Sơn và Hán ngữ thời đầu thường thấy, trong đó, đáng chú ý là:
Vua Hùng vì để đảm bảo sơn thần là người thắng cuộc đã đề nghị các món lễ vật là “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” là các sản vật miền núi.
Chúa biển-vị chủ nhân của biển cả- trong 7200 câu thơ sakhon , đã không được miêu tả vẻ hùng dũng như một chiến binh thường thấy, với vai hùm, mày kén, râu dài, và về sau cũng không nhắc đến hậu duệ hay người kế thừa.
Nàng đem chuyện này tham vấn thánh Giót, và nhận được những lời khuyên.
Nhưng sau đó chính nàng lại tự mình dấn thân tìm hiểu ngọn ngành.
---( Sau đây là một câu chuyện trong vô số câu chuyện mà Wanthong sưu tầm )
# Câu chuyện thứ nhất
Bởi vì phạm phải một tội nặng ( mà về sau mới biết là do kẻ thù của người chồng của bà sắp đặt ), người mẹ của chúa biển, phải chiếu theo luật trời, bị khép tội chết, hình phạt được thực thi mà chỉ có vài người biết. Vì lúc ấy ngài còn quá nhỏ, không ai ( được ) nói với ngài chuyện này.
Linh hồn của bà bị sét ở cổng Trời đánh mà tan rã, sau tụ thành các mảnh vỡ nhỏ, một mảnh rơi vào mắt trái con trai của trưởng tử Đạo Tiên, thánh nhân Vin Vin vĩ đại, Tha Nót En Gem Ma Vèo Sờ Boi, khiến hắn từ đấy có thể nhìn thấy quá khứ vị lai của cả người trần lẫn thánh thần.
Một mảnh khá lớn rơi vào hố trời, từ đó không thấy trở lại.
Các mảnh nhỏ còn lại, tụ tán tán tụ , trở thành linh hồn của Bát Xích Huyền nữ, tục gọi Ngọc Hoa, mỵ nương của vua Hùng thứ mười tám.
Sau chết thắng Lưng Cong Răng Nhọn, cả sơn thần và chúa biển đến Văn Lang cầu hôn ái nữ vua Hùng.
---( Sau đây là một câu chuyện trong vô số câu chuyện mà Wanthong sưu tầm )
# Câu chuyện thứ hai
Ở một kiếp.
Người đó là một nữ nhân ưu tú, con gái của người đàn ông quyền lực thứ nhì vương quốc, tể tướng Bhata uyên bác. Vì để tránh cho người vô tội bị lạm sát, đã bàn với cha, đem mình hiến thân để đổi lại bình an cho đất nước.
Còn nàng, nàng là một sơn nữ trẻ tuổi, thị nữ thiếp thân của hoàng gia, mỗi sáng cùng đám thị nữ mang nước rửa mặt lấy từ con sông Hằng đến phòng ngủ của nhà vua.
Khi mặt trời vừa ló dạng, sau khi nghe được câu chuyện thứ 763 trong số 1001 câu chuyện, hoàng đế đã sớm thượng triều, thị nữ theo lệ thường mang khăn bưng nước đến dọn dẹp tẩm cung.
Mỗi lần, nữ nhân đó xuất hiện sau cánh cửa, xiêm áo không tề chỉnh, trên thân thể dấu vết hoan ái như ẩn như hiện.
Mỗi lần, nàng đều hỏi vương phi yêu quý của hoàng đế với một câu :
“Tại sao lại sống một cuộc sống như vậy ?”
“Cô gái, có chuyện gì vậy ?”
Người đó mỉm cười yếu ớt nhìn nàng, thỉnh thoảng nâng tay lau nước mắt cho nàng. Đoạn lại nói :
“Này sơn nữ, chớ có mủi lòng, chớ hề thất vọng.
Mỗi người đến thế gian này đều mang theo một sứ mệnh nào đó.
Hoàn thành một kiếp sống này. Chúng ta đều phải rời đi.
Cả ta cả ngươi, đều phải thế.”
Bình luận
Truyện liên quan
(* Hãy đăng nhập để bình luận dễ dàng hơn và sử dụng đầy đủ tính năng.)