Bách Hợp Tiểu Thuyết

*** Chú thích***

421 0 0 0

*** Chú thích***

*chương 1:

[1]“trang anh tài chính thống siêu nhiên” và “phường tiếm quyền phàm phu tục tử”.

“trang anh tài chính thống siêu nhiên”: đại diện cho Tấm, phe thiện.

“phường tiếm quyền phàm phu tục tử”:  đại diện cho Cám, phe ác.

Sự so sánh giữa hai lực lượng đối đầu trong mỗi câu chuyện cổ tích.

Tấm là vị Hoàng hậu chính danh ( kết hôn với nhà vua bằng một lễ cưới linh đình cả nước ), có tài năng ( tài lẻ như têm trầu, chăn trâu, bắt cá lúc còn thiếu thời, và bản lĩnh của người đứng đầu chốn hậu cung khi bảo ban nhà vua trong việc trị quốc ) và đức độ ( bị hãm hại, giết chết, nhưng tha thứ cho mẹ và em kế nhiều lần ) , dù bị vùi dập vô số lần vẫn có thể tái sinh ngoạn mục.

Còn Cám, vốn không có thực tài, chỉ nhờ vin vào mối quan hệ huyết thống với Tấm mà tiến cung ( tiếm quyền ), làm nhiều việc ác ( tư lợi cá nhân hơn là vì sinh tồn/sống còn ) , kết cục bị trừng trị đích đáng.

[2]Ân Tế Khang , 恩細糠.

Chữ Ân gồm chữ Nhân ( 人người ) được vây trong bộ Vi ( 囗ranh giới); phía dưới là Tâm ( 心trái tim ). Con người khi biết giới hạn nhục dục của mình trong khuôn khổ, sống giàu tình cảm, biết ơn ( Ân ) với muôn loài, đó là một người tốt.

Chữ Tế gồm bộ Mịch ( 糸tơ tằm ) bên trái và bộ Điền ( 田ruộng ) bên phải . Chữ Khang gồm Mễ ( 米 gạo ) bên trái ; Yểm (广 mái hiên); bên trong là Lệ ( 隶 chữ lệ ) . Lệ thư, hay chữ lệ, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc. Đây là loại chữ giản lược từ triện thư, gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại. 

Mặt khác  : Mễ ( 米 gạo, hạt lúa )+ Khang ( 康   khỏe mạnh)=> Khang ( 糠 cám ).

Cho nên nói : Toái Mễ, Tế Khang ( 碎米; 細糠 ).

Chữ Khang ( Cám ) đã bao gồm chữ Mễ ( Gạo ).

Một chữ “khang”, trong ta có nàng, trong nàng hàm chứa một phần ta; ngụ ý là dự báo về một tình chị em huyết nhục keo sơn, suốt đời gắn bó.

Người cha mong hai con gái mình như cây lúa lớn lên, trổ hạt khỏe mạnh, tốt lành, thành một phần gần gũi lại không thể thiếu trong cuộc sống thôn quê.

Về cấu tạo tự nhiên của hạt lúa: lớp vỏ cám nằm ngoài cùng, được hình thành đầu tiên trong vỏ lúa ( bao hoa của "hoa lúa"; ta quen gọi là vỏ trấu) ngay sau quá trình thụ phấn; cung cấp dinh dưỡng để nuôi phần tinh bột cho "quả lúa" ( hạt gạo ).

 [3] Nghĩa tử là nghĩa tận.

Theo nhân sinh quan và thế giới quan đặc thù ( và có ảnh hưởng đôi chút Phật giáo ), người Việt sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của người đã chết, một cách vô điều kiện. Vì "chết là hết".

Nghĩa là, hễ còn sống là còn mang hận thù ( tội chết bỏ qua, tội sống khó tha ).

Chỉ có lấy cái chết ra đánh đổi mới được người đời xí xóa, được dung thứ "những tội lỗi tày trời" ( ví dụ: giết người, giết chị cướp chồng, lóc thịt con gái làm mắm rồi gửi cho bà mẹ ăn, etc..) .

Vì Cám đã "chết" nên thị được dung thứ và lựa chọn dung thứ.

*chương 2

[1] Bản gốc cổ tích: "kẻ xỏ vừa hài là trang tuyệt sắc". ( người đẹp )

Ý nói, làm Hoàng hậu là có số má trời định ( thuyết thiên mệnh - heaven's order, heaven's will ) sẵn rồi; ai đâu mà khơi khơi vừa size hài của nhà vua.

Thiên mệnh (chữ Hán: 天命; nghĩa: mệnh lệnh của Trời) là một khái niệm triết học cổ của Trung Hoa về tính chính danh của bậc quân vương.

Thiên mệnh ( mệnh trời ) là khái niệm triết học có nghĩa là ý chí mệnh lệnh của Thượng đế: phàm những việc diễn ra trong tự nhiên, xã hội và con người mà bản thân con người không tránh được, không chống lại được, đều được coi là do TM (mệnh trời). Khái niệm này xuất hiện rất sớm, ngay trong sách "Thượng Thư" và "Kinh Thi" của Trung Quốc đã có. Giai cấp thống trị thường lấy TM làm chỗ dựa để bảo vệ lợi ích của mình. Các nhà nho duy tâm, về cơ bản cũng tin vào TM. Các nhà duy vật thường không tin ở TM.

*chương 3

[1] Cây gạo (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên, hoặc hồng miên và người Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).

Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam Việt là Triệu Đà (趙佗) đã tặng một cây cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN.

Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho Quảng Châu, Cao Hùng (Đài Loan), Nam Định (Việt Nam).

Tại Quảng Đông (Trung Quốc), cây này gọi là 木綿 - mộc miên (cây bông thân gỗ), hay 紅綿 - hồng miên (bông đỏ). Nó còn được gọi là 英雄樹 - anh hùng thụ (cây anh hùng) do có thân cao và thẳng.

 

*chương 3.5

[1] Sợ đớn đau cho nàng nên ta đành nhận do chính ta "không biết thân phận, kiếp phu dám mơ cành hoa."

[2] lẩy Kiều.

Xung quanh Truyện Kiều ( của Nguyễn Du ), không chỉ có lẩy Kiều, dân gian còn có đố Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều, dẫn Kiều… vân vân. Ba hình thức "tập, lẩy, bói" là hay dùng và thú vị hơn cả.

"Lẩy" có lẽ là từ thuần Việt. Từ này có hình ảnh là như dây đàn, khi gảy thì phát ra tiếng, cũng có thể xưa kia lẩy/gẩy cùng nghĩa, do thời gian mà biến âm đi. “Lẩy Kiều” thường là ghép các câu khác nhau trong Truyện Kiều với nhau, tạo ra nghĩa khác, ứng với văn cảnh khác.

Ví dụ như câu: “Thúc ông nhà ở gần quanh/Bạc đem mặt bạc lánh mình cho xa”. Hai câu này ở hai cảnh huống khác nhau, vị trí khác nhau trong Truyện Kiều, ghép với nhau chỉ tình cảnh của ai đó cho hàng xóm mượn tiền, thúc mãi đến khi phát hiện người vay tiền đã đi đâu rồi.

Lẩy Kiều không phải chỉ có 2 câu (một cặp lục bát) mà có thể có nhiều câu. Ví dụ lẩy Kiều như thế này: “Trên vì nước, dưới vì nhà/Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng/Nhìn càng lã chã giọt hồng/Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra” là để chỉ cái ống máng nước, dẫn đón nước từ mái nhà. Chọn 4 câu “lung tung” trong Truyện Kiều như vậy để tả cái máng nước thì quá tài.

Lẩy Kiều đòi hỏi người chơi phải thuộc Truyện Kiều, tức cảnh sinh… thơ ngay. Do đó “lẩy Kiều” cực khó.

Như vậy, các câu Kiều được đọc ra trong một tình thế khác với Truyện Kiều mà giữ nguyên trật tự câu trong truyện, thì không phải “lẩy Kiều”, nó chỉ là một trường hợp riêng của “lẩy”, đó là “dẫn”, “dẫn Kiều”. So với lẩy, dẫn Kiều dễ hơn rất nhiều. Các nhà nho xưa hầu như không để lại giai thoại về “dẫn” mà thường phấn đấu “lẩy” hoặc “tập”.

"Tập Kiều” là cũng ghép các câu Kiều như “lẩy Kiều” nhưng có thể thêm bớt từ khác để ra những câu theo “hình thức Kiều” mà mang tinh thần khác, phù hợp với văn cảnh. Tập Kiều khó với người bình dân, nhưng lại thú vị và dễ với những bậc cao thủ chữ nghĩa. Đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại rất nhiều thơ thuộc dạng tập Kiều. Ví dụ khi về quê, cụ Hồ nói: “Quê hương nghĩa nặng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Trường hợp này dùng chữ của Kiều rất ít, lấy ý “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình” thế mà vẫn nhận ra hình thức mượn Kiều, còn tinh thần đúng với nỗi lòng người xa nhà đã lâu nay về thăm quê. Còn khi tiễn Tổng thống Indonesia Sukarno ở sân bay Gia Lâm, cụ Hồ tập Kiều: “Cánh hồng bay bổng tuyệt vời/Đang mòn con mắt phương trời đăm đăm”. Câu này cụ Hồ chỉ thay đúng 1 chữ “đã” thành “đang”.

 

Bói Kiều là dạng thức “ăn theo” Truyện Kiều trong dân gian rộng rãi nhất, vì nó dễ thực hiện, đánh trúng thói quen đam mê bói toán, nhưng ở đây bói toán có văn. Mang cuốn Truyện Kiều ra, khi muốn bói thì khấn khứa cô Kiều và “ông Kiều” (tức là ông làm ra Truyện Kiều), hoặc lâm râm khấn câu "lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều...", rồi mở ra, nhìn vào đâu trước thì đọc, rồi bói xem vận mệnh hoàn cảnh như thế nào. Ví dụ chuẩn bị đi gặp một người không rõ có nên kết thân không mà bói ra câu: “Vinh hoa bõ lúc phong trần/Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày”, thì ổn rồi, cứ thế mà tiến tới thôi.

 

Do Truyện Kiều dài, có mọi tình huống, nhân vật chính trải qua nhiều trạng thái tình cảm, nên sẽ đáp ứng mọi hoàn cảnh của người bói. Tuy nhiên, bói kiểu nào cũng tương đối thôi, có thể “gian lận” một chút. Vì đầu sách là tình huống nào, cuối sách là tình huống nào, có thể cố ý mở vào đầu hay cuối, nhất là những người đã thuộc Kiều, đọc nhiều lần. Nhưng Truyện Kiều có cái hay là vui buồn đan xen nhau, hy vọng và thất vọng liên tục nên cũng tăng tính ngẫu nhiên khi bói. Nếu ngày nay cụ Nguyễn Du làm đạo diễn phim, thì cụ sẽ làm phim Kiều là phim hành động.

 

https://1thegioi.vn/lay-kieu-tap-kieu-va-boi-kieu-tuc-cu-duong-nhu-mai-mot-17311.html

 

 

 

 

[3] tóc thề.

Trong Truyện Kiều, khi nàng Thúy Kiều cắt tóc, thề nguyện cùng Kim Trọng, có câu: "Tiên thề cùng thảo một trang/ Tóc mây một món, dao vàng chia hai". Hình ảnh tóc thề có lẽ vì xuất hiện trong câu thơ trên mà thường khiến người ta gợi nhớ đến lời thề hẹn ước của đôi lứa yêu nhau. Chàng Kim Trọng khi ấy nhận lọn tóc nhỏ kia cũng coi như là đã nhận "trái tim" của nàng Thúy Kiều, nguyện nhớ mãi lời hẹn ước, thủy chung son sắt đến ngày gặp lại. Còn Thúy Kiều cắt "tóc thề" cũng như đã trao thân gửi phận cho người mình yêu dấu.

Người Việt xưa quan niệm tóc thề là tóc thẳng ngang vai. Tục để tóc thề chứng tỏ là người con gái đó vẫn chưa có chồng. Khi đã có chồng thì tóc được búi lên hoặc uốn lọn.

Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Nguyên xưa, các đôi trai gái yêu nhau hoặc có những đôi đã nên vợ nên chồng, đang mặn nồng đằm thắm bỗng vì một lý do gì đó làm cho tình duyên dang dở, đôi lứa xa nhau.

Họ quyết một lòng, dẫu cho sông cạn đá mòn, năm tháng chờ đợi vẫn một lòng thuỷ chung. Trước khi lưu luyến chia tay, họ cắt trao cho nhau một mớ tóc để làm tin và luôn giữ trong mình như kỷ vật quý báu. Mớ tóc đó gọi là tóc thề. Chỗ tóc bị cắt đó dần mọc lại và dài dần, mái tóc mới mọc đó gọi là tóc thề.

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du cũng có thêm một câu để nói về tích này: "Tóc thề đã chấm ngang vai/ Nào lời non nước, nào lời sắc son". Có nghĩa là dăm ba năm sau, chỗ tóc bị cắt cụt đã mọc dài chấm ngang vai rồi vẫn chưa thấy bóng dáng người yêu. Ám chỉ quãng thời gian chia biệt đã là lâu lắm.

Tóc thề ngoài ý nghĩa thề hẹn, là minh chứng cho tình yêu còn là biểu trưng của sự thủy chung, một lòng một dạ, tuyệt đối chẳng tơ tưởng ai khác ngoài người mình đã trao ước hẹn. Xung quanh hình ảnh mái tóc thề, là biết bao nhiêu cặp đôi có ngày được đoàn tụ, may mắn được ở bên nhau sau bao trắc trở xa cách. Nhưng có bao nhiêu đôi lứa hạnh phúc thì cũng có bấy nhiêu đôi nam nữ mãi chẳng thể gặp lại. Lọn tóc thề khi ấy vẫn được giữ lại như một kỷ vật, nhưng là kỷ vật vừa day dứt và đau đớn.

 

https://thoidai.com.vn/toc-the-la-mai-toc-nhu-the-nao-81758.html

 

 

 

***updating***

Bình luận

(* Hãy đăng nhập để bình luận dễ dàng hơn và sử dụng đầy đủ tính năng.)

Default User Avartar
Sắp xếp:
Danh sách chương
Chương trước
Chương sau
Lưu Offline
Bình luận truyện
Chế độ tối
A
Cỡ chữ
16