Khó lắm mới có một ngày trời quang đãng, nhiệt độ lập tức tăng cao, không ai muốn tiếp tục ở lại trong phòng học, đặc biệt là những học sinh ngồi bên cửa sổ, dù đã có rèm che cửa song nắng vẫn rọi thẳng vào người.
Tan học, Trì Đường đi mua nước đá, uống một hơi hết nửa chai, đôi tay lạnh đặt trên trán, cái nóng làm cho người nàng không còn sức lực nào đi giải toán, vì thế bèn cầm bút thả hồn theo mây gió.
Trên bề mặt chai nước tỏa ra hơi lạnh, ngưng tụ thành những giọt nước li ti, hợp thành những hạt châu lăn dọc theo thân chai, nhanh chóng thấm ướt một góc trên mặt bàn. Trì Đường chẳng mấy bận tâm, nàng không muốn động đậy chút nào.
Đề nàng đang làm là do chính tay giáo viên toán soạn, nhưng bộ đề này thuộc dạng khó, không ít người vò đầu bứt tai không thể giải nổi, còn ghé tai nhau thấp giọng thảo luận đáp án.
Trì Đường đưa mắt nhìn sang bên cạnh, Du Dư – bạn cùng bàn của nàng đã nhanh chóng giải xong các đề. Cô viết chữ rất nhịp nhàng, từ lúc bắt đầu làm đề đến giờ không có phút nào ngừng tay, chuyện này chứng minh cho việc người bên cạnh chẳng gặp mấy khó khăn, nên tốc độ làm bài của cô vẫn không đổi.
Trì Đường không hiểu vì sao, tiếng viết bài đều đặn của Du Dư lại khiến mình thấy mệt mỏi rã rời.
Du Dư ngồi dựa vào cửa sổ kế bên, che hết ánh sáng mặt trời, song trên mặt cô không hề có vẻ bực bội vì trời nóng nực. Cách ăn mặc thường ngày với áo khoác cùng đồng phục rộng rãi, cúi đầu làm bài, không giống như phần lớn các học sinh trong lớp thích làm việc riêng, hay ngó nghiêng xung quanh.
Đôi lúc Trì Đường thực sự nghĩ, cô bạn bàn bên trừ việc học tập, chưa từng để ai vào mắt.
Phía sau có người gọi Du Dư, nói: “Bạn học, cậu làm xong chưa? Cho mình mượn một chút.”
Lúc này, Du Dư mới ngẩng đầu lên, nói: “Cậu nên tự làm.”
Thời học sinh, không cần biết là lí do gì, chỉ cần không cho bạn chép bài thì chính là kẻ lập dị, sẽ bị mọi người khinh thường. Học sinh nữ ngồi bạn sau vừa mới nhận được lời từ chối, đã oán thán với người ngồi bên cạnh: “ Cậu ta kiêu ngạo cái gì, không phải trước sau gì cũng làm sao, có gì đặc biệt. Mình thì cậu ta chẳng thèm cho, không phải lần trước Quách Dật Quần cũng chép bài của cậu ta đấy thôi.”
“Có khi cậu ta thích Quách Dật Quần, từ nay tớ nên nói chuyện với Quách Dật Quần nhiều hơn”
Trì Đường nghe cuộc nói chuyện của hai người họ, cảm thấy họ thật hấp tấp, chưa chi đã nghĩ đến vấn đề tình cảm.
Quách Dật Quần là học sinh học giỏi toán chỉ xếp sau Du Dư. Trì Đường chưa từng thấy họ chép đáp án của nhau, nhưng từng thấy bọn họ giải bài tập trong giờ phụ khóa, khi so bài với nhau thì đều đúng cả.
Đó là quyển luyện đề bổ sung của Quách Dật Quần, Du Dư mượn xem đề bài, Quách Dật Quần thuận tay đưa cho cô một tờ đề trong tập, cuối cùng cậu ta làm sai hai câu, còn Du Dư không sai câu nào.
Trì Đường may mắn tận mắt chứng kiến cuộc quyết đấu của học sinh thiên tài với nhau, nhìn Quách Dật Quần ảo não cầm sách vở của mình trở về chỗ ngồi, sau đó không cho Du Dư mượn đề luyện tập nữa.
Trì Đường: Không có khả năng thắng liền trở nên hẹp hòi, ấu trĩ.
Còn mười phút nữa là tan học, Trì Đường nỗ lực tập trung giải đề bài cuối, nãy giờ nàng tìm đủ cách giải, cũng nhìn ra ít dữ kiện, song đề cuối cùng, nàng không thể nào nghĩ ra.
Kỳ thật Trì Đường không cũng quá để tâm có làm được bài hay không, cầm bút vẽ nguệch ngoạc trên giấy nháp.
Bỗng nhiên bên cạnh nàng xuất hiện một cuốn vở.
Trì Đường dừng lại, cúi đầu nhìn sang, trên vở viết ba bước giải, bên cạnh có một công thức. Nàng nhìn một hồi mới hiểu ra là bạn cùng bàn của nàng cho nàng vài gợi ý giải bài tập cuối cùng.
Chỉ cho gợi ý, không cho đáp án.
Thấy Trì Đường thôi không nhìn trên vở nữa, Du Dư bèn lấy tập lại, mở một quyển bìa đỏ toàn đề toán bắt đầu làm. Đây là đề cô mượn của giáo viên toán. Vì Quách Dật Quần không cho Du Dư mượn sách luyện đề phụ đạo ngoại khóa nữa nên cô đến mượn giáo viên.
Trì Đường vốn không muốn làm bài cuối, nhưng ba bước giải cứ luẩn quẩn trong đầu nàng, lúc ẩn lúc hiện, quay qua quay lại nàng cứ vậy suy nghĩ, sau đó đặt bút giải đề.
-------------- Đáng tiếc lại làm sai.
Cầm bài tập được phát xuống, nhìn thấy dấu gạch đỏ, trong lòng Trì Đường muốn chửi thề, lập tức che lại vứt sang một bên. Dù nàng biết chắc chắn với tính cách của cô bạn bàn bên “không để ai vào mắt” sẽ không nhìn bài tập của mình, song Trì Đường vẫn cảm thấy xấu hổ.
Người ta đã gợi ý, còn làm sai, nàng cũng không phải là kẻ đầu đất học không nổi, thế thì sao không xấu hổ cho được?
Ai ngờ một lát sau, một quyển vở được đặt bên cạnh, vẫn để vở không nói tiếng nào. Chỉ khác ở chỗ lần này bạn học sinh thiên tài đưa cho nàng toàn bộ bài giải và quá trình làm bài, trình bày rõ ràng từ đầu đến cuối, dòng bên cạnh còn chú thích thêm những chỗ khác, nhìn cũng biết mới đặc biệt thêm vào.
Hóa ra là thấy dấu gạch đỏ lớn trên vở nàng đúng không?
Trì Đường thầm nghĩ, làm gì, đưa đáp án cho mình? Giống như bảo mẫu đút đáp án tận miệng, hừ mình không cần.
Mặt ngoài Trì Đường vẫn không phản ứng gì, nhưng trong lòng đã xù lông. Nàng nhận ra bạn cùng bàn của mình muốn truyền đến thông điệp kết bạn, nhưng nàng từ chối, nàng không hứng thú kết bạn với ai cả.
Nào ngờ khi nàng quay đầu sang nhìn Du Dư, mới phát hiện cô ấy đang chìm đắm trong đại dương đề thi, hoàn toàn quên béng đi sự tồn tại của Trì Đường. Lúc này mở miệng nói với cậu ta mình không muốn kết bạn, chẳng khác nào mình đang tưởng bở, nàng lúng túng không biết mở lời thế nào cho phải, đành quay đầu trở về.
Càng nghĩ càng ức, Trì Đường chợt nhớ ra mình trong lúc không để ý đã can dự vào chuyện của Du Dư, khiến cho mình thành kẻ chủ động muốn kết thân với cô.
Một thiếu nữ mười mấy tuổi phản nghịch, một chú sói cô độc tên Trì Đường, âm thầm thề trong lòng từ nay tuyệt không quản chuyện trời ơi đất hỡi nữa.
Tiết thể dục ngày thứ hai, một đám đông nữ sinh đánh nhau, không biết ai là người khởi xướng, đá bình nước. Đó là một bình đựng trà sữa Assam, còn lại nửa bình, vừa đúng lúc bị đá văng lên người Du Dư, đồng phục học sinh lập tức bị thấm ướt chuyển sang màu trà sữa.
Trì Đường không thấy cảnh đó, nàng chỉ nghe tiếng cười của hai học sinh nữ trong lớp, nói Du Dư quá xui xẻo, nghe tai này lọt tai kia, nàng cũng không để ý, xoay người đến vào WC, mới thấy Du Dư ngồi ở đó, trông cô vừa thất thần lại hơi mệt mỏi, dáng vẻ ít khi nàng thấy xuất hiện trên người Du Dư.
Trì Đường lập tức phát hiện cô không mặt đồng phục học sinh, chỉ có một chiếc áo phông cổ trò mỏng. Vì người trước mặt lúc nào cũng mặc đồng phục học sinh, nên khi cô không mặc đồng phục nàng có cảm giác là lạ.
Du Dư cũng nhìn thấy nàng, nhưng cô không lên tiếng, rũ mắt, hơi khom lưng, cong người, giống như theo bản năng muốn che giấy cái gì đó.
Trì Đường nhận ra, ngực của Du Dư hiện lên rõ nét, hình như cô không mặc áo ngực.
Nàng chợt hiểu ra, vì sao mỗi ngày đều nóng đến dọa người nhưng Du Dư chưa từng cởi áo khoác, thì ra là sợ bị người ta nhìn thấy ngực của mình sao? Dù trước đó đã quen với hoàn cảnh khổ cực của bạn cùng bàn, nhưng Trì Đường vẫn thấy hoảng sợ, chẳng lẽ, đến tiền mua áo ngực cô cũng không có, chuyện đó là thật ư?
Từ nhỏ đến lớn, nàng sống trong cảnh bố mẹ cãi vã đánh nhau, rồi cả hai vượt rào tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài, Trì Đường chưa từng được cảm nhận sự dịu dàng, ấm áp của cha mẹ. Song ở phương diện vật chất, hai người cũng chưa từng để nàng chịu khổ, vì thế nên tận mắt trông thấy chuyện này, Trì Đường vẫn không thể tưởng tượng ra được cuộc sống của Du Dư đến tột cùng xảy ra chuyện gì.
Đứng một lúc, Trì Đường nghe giọng khô cằn, lạnh băng của mình hỏi: “ Áo khoác đồng phục của cậu đâu?”
Du Dư khom người, cúi thấp đầu, nhìn giày của mình, giọng vẫn xem như bình tĩnh: “Bị dính trà sữa, mình đến WC tắm, đến khi đi ra thì đồng phục bốc hơi rồi.”
Trì Đường quay lưng rời đi, không lâu sau ôm một bộ đồng phục tới: “ Mặc vào.”
Quần áo của nàng đều giặt ở máy giặt công cộng, dùng bột giặt và nước xả, thoang thoảng mùi hoa oải hương, khác hẳn mùi hương Du Dư dùng xà phòng giặt quần áo.
Cô cầm chiếc áo khoác còn lưu lại mùi hương của Trì Đường, yên lặng mặc vào.
Bình luận
Truyện liên quan
(* Hãy đăng nhập để bình luận dễ dàng hơn và sử dụng đầy đủ tính năng.)